PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BÉ TƯ DUY PHẢN BIỆN
[#PHƯƠNG_PHÁP_DẠY_CON_VỀ_SỰ_PHẢN_BIỆN]
Mỗi chúng ta đều có những nguyên tắc riêng của bản thân đóng vai trò như chỗ dựa bên trong. Tuy nhiên, thái độ càng thiếu linh hoạt, chúng ta càng khó khoan dung với sự lựa chọn của người khác.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi chúng ta cố gắng chứng minh mình đúng bằng cách vùi dập hay khước từ quan điểm của người khác?
Tư duy phản biện quan trọng thế nào thì không cần bàn nhiều Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin và được quyền tự do lựa chọn: mọi người tự quyết định việc họ tin vào điều gì và lựa chọn điều gì.
Điều này tốt nhưng không phải dễ dàng. Khi chúng ta sai lầm, tranh luận và chúng ta lo lắng liệu mình đã chọn sai? Để tự tin hơn, điều quan trọng là học cách suy nghĩ chín chắn hơn. Và có nhiều cách đơn giản để chúng ta phát triển tư duy phản biện này đặc biệt là ở một đứa trẻ.
TỐT HAY XẤU?
Hãy cùng con thử tìm kiếm cả mặt tốt và xấu trong bất kỳ hiện tượng nào.
Ví dụ: Với chuyện ăn đồ ngọt.
Xấu: đồ ngọt làm hỏng răng và dễ gây nghiện
Tốt: nó mang lại niềm vui và glucose tốt cho não
Với ô tô
Tốt: đi nhanh, tiện lợi
Xấu: gây ô nhiễm không khí
“CÓ, NHƯNG…”
Trò chơi này dạy tính linh hoạt của tư duy và giúp nhanh chóng tìm ra lý lẽ trong các cuộc tranh chấp.
Một người tham gia tìm kiếm lập luận tích cực và người kia tìm kiếm điều ngược lại.
Ví dụ: - Mình bị lỡ xe buýt rồi, chán thật! Nhưng mà đi bộ một chút cũng tốt cho sức khoẻ. Cố gắng tìm ra càng nhiều ưu/khuyết điểm trong mỗi sự việc càng tốt.
“NẾU VẬY THÌ SAO?”
Trò chơi này dạy con suy nghĩ, phân tích, tìm kiếm điểm yếu và suy nghĩ chín chắn hơn. Ví dụ: - Chim là con nào?
- Là những con biết bay.
- Vậy chuồn chuồn cũng là chim à?
- Không, con chim có lông!
- Vậy nếu con mặc một bộ đồ lông và đi máy bay thì con có phải là chim không?
- Không…. Hoặc vừa hôm qua thôi, mình và bạn ấy nói chuyện như thế này:
- Ốc ơi, rau là gì?
- Là các loại như salad, bắp cải, súp lơ...
- Thế cà chua là gì ạ?
- Cà chua cũng là một loại rau,
- Mẹ thấy nó là quả mà! Quả nhưng nó được ăn như rau. Ah, có lẽ nó là cả 2 mẹ ạ.
Một nhà khoa học từng nói là mọi phán đoán của ông sẽ vô nghĩa nếu đem ra khỏi ngữ cảnh. Nếu một tờ báo nào đó giật tít “Nhà khoa học nổi tiếng tuyên bố mọi phán đoán của ông ấy đều vô nghĩa” thì người đọc có phải bị lừa không? Cũng không hẳn. Nhưng nó có phải sự thật không? Chắc chắn là không.
Khi chúng ta đọc một bài viết hay tin tức, nghe một câu chuyện về một sự kiện nào đó… nhất là những thông tin dễ gây tranh cãi thì quan trọng có lẽ nên hiểu rằng tất cả có thể chỉ là một nửa sự thật. Rất có thể, ở một góc độ khác, mọi thứ không giống như thế. Nhất là các từ ngữ bị đưa ra khỏi ngữ cảnh như ví dụ ở trên.
Vì vậy phản biện là điều cần thiết. Và quan trọng là phản biện văn minh chứ không phải tranh cãi rồi hạ bệ, trù dập thậm chí xúc phạm nhau Tác giả: Linh Phan/ Parenting Expert & Writing Coach.
———•••••••••••••••••••———
Hotline: 0936 7070 59 - 0967 7070 95
Website: http://www.dinosenglish.com.vn
Email: contact@dinosenglish.com.vn
Address: A1-02 Khu dân cư cao cấp Him Lam Phú Đông, 01 Trần Thị Vững, Thủ Đức.